Cơ cấu và tổ chức Hefaiston

Nguyên tắc chính của Hefaiston hầu như không thay đổi trong nhiều năm. Sự kiện này bắt đầu khoảng một tuần trước cuộc thi chính với hội thảo có tên là Diễn đàn thợ rèn. Trong diễn đàn, một hoặc các nhóm thợ rèn làm việc trong lâu đài hiện thực hóa ý tưởng và thiết kế của họ. Các tác phẩm bằng sắt của họ sau đó được trưng bày tại lâu đài, vào cuối tuần, những tác phẩm này sẽ phải cạnh tranh với những tác phẩm đến từ các đối thủ khác.[4]

Ban giám khảo là những người chuyên môn cao trong lĩnh vực này, họ sẽ phân chia những bài thi thành 2 nhóm: tác phẩm được mang từ nước ngoài về Helfštýn và tác phẩm được tạo ra trực tiếp tại lâu đài.[2] Các hạng mục để đánh giá bao gồm:[5]

Kể từ năm 2008, sau cuộc thi, những thợ rèn giỏi nhất sẽ nhận được Giải thưởng Alfred Habermann.[6] Những tác phẩm án tượng sẽ góp mặt trong những bộ sưu tập tác phẩm kim loại nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới được trưng bày tại lâu đài Helfštýn.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hefaiston http://www.helfstyn.cz/hefaiston/historie-hefaisto... http://www.helfstyn.cz/hefaiston/statut-hefaistonu http://cestovani.idnes.cz/hefaiston-kovari-maji-ju... http://www.novinky.cz/cestovani/147037-na-hrade-he... http://www.prerovmuzeum.cz/hrad-helfstyn/aktuality http://www.radio.cz/cz/rubrika/udalosti/hefaiston-... http://www.rozhlas.cz/zpravy/kultura/_zprava/77649... https://web.archive.org/web/20200611145847/http://... https://web.archive.org/web/20200611145847/http://...